Phần 3: Stress nhiệt ở heo nái - Hậu quả khó lường

Stress nhiệt không chỉ làm heo chậm lớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến heo nái – từ giai đoạn chuẩn bị phối giống, mang thai đến lúc đẻ và nuôi con. Nếu không kiểm soát tốt nhiệt độ chuồng, bà con rất dễ mất trắng cả lứa vì sảy thai, đẻ non hoặc con yếu, kém bú.

Heo động dục yếu, khó phối giống thành công

Trong điều kiện nhiệt độ cao, heo hậu bị và heo nái chờ phối dễ rơi vào trạng thái stress nhiệt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình động dục và khả năng phối giống:

  • Chậm lên giống, có khi trễ vài ngày đến cả tuần.

  • Biểu hiện động dục không rõ ràng, bà con khó nhận biết để phối đúng thời điểm.

  • Thời gian động dục ngắn, không đồng đều giữa các cá thể.

  • Heo không đạt hưng phấn cao khi phối giống, làm giảm tỷ lệ đậu thai.

  • Thời gian đứng yên (chịu đực) ngắn, khó phối.

Thêm vào đó, stress nhiệt làm giảm số lượng trứng rụng, tức là ngay cả khi phối đúng lúc, số phôi tạo thành cũng ít hơn bình thường.

Nếu không điều chỉnh nhiệt độ và theo dõi sát thời điểm lên giống, khả năng đậu thai sẽ rất thấp, làm chậm cả chu kỳ sinh sản của trại.

Ảnh hưởng tới heo nái: Lốc thai, chết thai, đẻ non

Giai đoạn mang thai là thời điểm cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt là 3 mốc sau:

1. Từ 1 – 35 ngày:

  • Thai còn yếu, dễ bị tác động.

  • Stress nhiệt có thể làm chết hợp tử, gây hiện tượng lốc thai (rụng bào thai sớm).

  • Heo có thể lên giống lại ngay sau vài ngày, hoặc lên giống ngầm khiến bà con khó phát hiện.

2. Từ 36 – 84 ngày:

  • Thai bắt đầu phát triển ổn định.

  • Nếu bị stress nhiệt, heo có thể khô thai, chết thai nhưng không động dục lại, khiến việc phát hiện thất bại rất khó khăn.

3. Từ 85 – 115 ngày (cuối kỳ):

  • Thai lớn nhanh, heo cần nhiều năng lượng và máu nuôi con.

  • Stress nhiệt dễ gây chết thai, đẻ non, hoặc heo con sinh ra yếu, tỷ lệ chết cao.

  • Heo mẹ thường bị sốt, viêm nhiễm sau sinh, do mất sức, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo

Chỉ cần một đợt nóng kéo dài trong vài ngày cũng có thể làm hỏng toàn bộ quá trình mang thai của một đàn nái.

Ngay sau sinh, heo nái bước vào giai đoạn s

Heo nái đẻ và nuôi con: Sữa giảm, con kém bú, chết sơ sinh cao

ản xuất sữa để nuôi con. Stress nhiệt lúc này ảnh hưởng cả về số lượng và chất lượng sữa:

  • Lượng sữa đầu (colostrum) tiết ra giảm.

  • Chất lượng sữa đầu kém, ít kháng thể, heo con dễ tiêu chảy.

  • Heo mẹ bỏ ăn hoặc ăn ít, không đủ năng lượng tạo sữa.

  • Heo nái bứt rứt, cáu kỉnh, có thể cắn con, nằm đè chết con, không cho con bú.

  • Heo con bị đói, tăng trọng kém, không đồng đều, trọng lượng cai sữa thấp.

Bảng so sánh hiệu suất sinh sản theo nhiệt độ:

Nhiệt độ chuồng Sản lượng sữa tuần 2 (kg) Trọng lượng heo con ngày 28 (kg) Heo nái mất trọng (kg)
30°C 7,16 7,64 21,0
20°C 10,61 10,36 6,4

Chênh lệch chỉ 10°C nhưng heo con nhẹ hơn gần 3kg, heo nái mất trọng gấp hơn 3 lần, ảnh hưởng đến khả năng lên giống lại sau cai sữa.

Lời cảnh báo cho mùa nắng nóng

Heo nái là "cỗ máy sản xuất" trong trại – nếu nái bị stress nhiệt, toàn bộ chuỗi sinh sản sẽ bị gián đoạn. Từ khâu phối giống, mang thai, đẻ đến nuôi con đều có thể thất bại nếu không kiểm soát tốt tiểu khí hậu chuồng trại.

Muốn chống stress nhiệt cho heo nái hiệu quả, bà con cần:

  • Giữ nhiệt độ chuồng trong khoảng 22 – 25°C, độ ẩm <75%.

  • Tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm và chiều mát.

  • Dùng thêm vitamin, điện giải, men tiêu hóa.

  • Hỗ trợ kích sữa bằng sản phẩm chứa Prolactin và Insulin.

  • Tắm mát, giàn mát, quạt gió, phun sương hợp lý theo từng thời điểm trong ngày.

 Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của stress nhiệt đến heo con bú mẹ – từ sữa, sức đề kháng đến trọng lượng cai sữa.