Phương pháp xử lý dịch tiêu chảy cấp trên heo

Trong chăn nuôi heo, tình trạng heo tiêu chảy không chỉ phổ biến mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, đặc biệt là với các trại chưa có miễn dịch dịch tễ đầy đủ. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất hiện nay là virus gây bệnh tiêu chảy cấp PED – viết tắt của Porcine Epidemic Diarrhoea. Việc phát hiện sớm, xử lý kịp thời và có biện pháp chủ động phòng ngừa sẽ giúp người nuôi bảo vệ được cả đàn và năng suất chăn nuôi.

Nguyên nhân và biểu hiện gây tiêu chảy ở heo

Trong số các nguyên nhân khiến heo tiêu chảy, bệnh PED do virus corona gây ra là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay:

  • Virus PED type 1: Thường gây tiêu chảy ở heo sau cai sữa.

  • Virus PED type 2: Tấn công chủ yếu vào heo theo mẹ và heo hậu bị.

Virus gây tổn thương lớp nhung mao ruột, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến heo tiêu chảy liên tục, mất nước, suy kiệt nhanh. Biểu hiện lâm sàng xuất hiện sau 1 – 2 ngày nhiễm bệnh và lan rộng toàn trại.

Biểu hiện khi heo bị tiêu chảy

Tùy vào độ tuổi, triệu chứng heo tiêu chảy sẽ có những đặc điểm riêng biệt:

Heo con nhỏ hơn 1 tuần tuổi: Heo có triệu chứng tiêu chảy phân vàng lỏng, mùi hôi, sữa không tiêu hóa sau đó chuyển sang tiêu chảy toàn nước. Bệnh lây lan sang tất cả các ô chuồng 100%. Heo bị chết trong vòng 3-4 ngày, xác gầy, mắt lõm sâu do mất nước, mất chất điện giải, heo bị lạnh…

Heo choai, heo vỗ béo: Heo tiêu chảy, phân không có máu và dịch nhầy. Tỷ lệ heo bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp, heo bị nôn.

Lưu ý: Khi trại bị nhiễm lần đầu toàn bộ heo bị nhiễm bệnh, trong vòng 5-10 ngày, ủ bệnh 2-4 ngày)

Heo nái, heo đực (heo nọc): Phân lỏng màu vàng hoặc xám đen

Bệnh tích trên heo 1-7 ngày tuổi: Trong dạ dầy có nhiều sữa bị đóng vón, thành ruột rất mỏng, có thể nhìn rõ chất chứa bên trong, hạch màng treo ruột sưng to, tĩnh mạch trắng giáp với tĩnh mạch màng treo ruột.

PED lây lan như thế nào?

Heo mắc PED thường lây lan qua:

  • Đường tiêu hóa, qua các phương tiện vận chuyển heo, phân, tinh, người, nguồn nước.

  • Khi vào trong ruột, vi rút phát triển trong đường tiêu hóa, chủ yếu trong đoạn không tràng và hồi tràng. 

  • Tế bào nhung mao ruột teo đi, giảm hấp thụ.

Cách chẩn đoán bệnh PED ở heo

Bệnh được xác định dựa trên:

  • Triệu chứng và bệnh tích đặc trưng.

  • Test nhanh, PCR, ELISA xác nhận virus.

Kiểm soát và xử lý khi heo bị tiêu chảy do dịch PED

1. Vệ sinh chuồng trại – cách ly

  • Tăng cường khử trùng trại, hạn chế di chuyển giữa các ô chuồng.

  • Phòng bội nhiễm vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Clostridium, Ileitis…

2. Chăm sóc nuôi dưỡng

  • Giảm khẩu phần trong 4 – 5 ngày đầu, sau đó tăng dần.

  • Mục tiêu để giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ sự phục hồi của niêm mạc ruột do bị vi rút tấn công.

3. Sử dụng kháng sinh hỗ trợ

  • Loại thải những heo sau cai sữa có KL dưới 4,5kg. Với heo nái, heo lớn hơn 7 ngày tuổi tiêm kháng sinh AMPISUR, liều 1ml/10kgTT và truyền xoang bụng, uống đường glucoza, điện giải, vitamin…

4. Gây miễn dịch nhân tạo bằng autovaccine

  • Không dùng cho heo nái đang nuôi con hoặc nái mang thai từ tuần thứ 15 – 17 ăn, vì sẽ truyền bệnh cho heo con. 

  • Sau khi cho ăn heo nái sẽ có biểu hiện tiêu chảy nhẹ, cho ăn vào buổi chiều tối (6h tối). Nếu heo nái ăn autovaccin nhưng không có biểu hiện tiêu chảy thì cho heo ăn tiếp với liều tăng dần cho đến khi nái có biểu hiện tiêu chảy thì dừng. 

  • Đề phòng vi khuẩn kế phát như salmonella, E.coli, Clostridium, ileitis. Miễn dịch được sinh ra sau khi heo nái có biểu hiện tiêu chảy 2-3 tuần. 

  • Heo nái mang thai được làm autovaccin sẽ truyền kháng thể qua sữa đầu và heo con có khả năng miễn dịch với bệnh này.

Phòng bệnh PED – chìa khóa giúp chăn nuôi bền vững

Đối với trại chưa từng bị nhiễm, cần chú trọng:

  • Vệ sinh chuồng sạch sẽ, kiểm soát người và phương tiện ra vào trại.

  • Chủ động làm vaccine phòng bệnh nếu có sẵn.

  • Theo dõi sức khỏe đàn hằng ngày để phát hiện triệu chứng heo tiêu chảy sớm.

Heo tiêu chảy, đặc biệt là do virus PED, có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Bằng cách thực hiện các biện pháp vệ sinh, chăm sóc đúng cách và gây miễn dịch chủ động, người chăn nuôi hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ hiệu quả đàn heo của mình.