Bệnh giả dại (AD – Aujeszky’s Disease) không chỉ gây chết heo con mà còn làm giảm nghiêm trọng năng suất sinh sản, kéo dài thời gian nuôi thịt và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch trong trại. Việc kiểm soát và loại trừ AD cần được triển khai đồng bộ, từ xét nghiệm, loại thải đến kiểm soát an toàn sinh học và áp dụng chương trình vắc-xin phù hợp.
Khi AD xuất hiện trong trại, việc đầu tiên là cần xác định và loại trừ nguồn mang mầm bệnh:
Cách ly heo có dấu hiệu thần kinh hoặc hô hấp nặng
Giảm mật độ chuồng nuôi, tránh ghép bầy giữa các nhóm heo khác lứa
Loại thải heo cai sữa – heo thịt biểu hiện lâm sàng rõ
Kiểm tra huyết thanh học định kỳ và loại bỏ heo giống dương tính (heo nọc, heo nái)
Đối với đàn giống, việc giữ lại những cá thể mang trùng sẽ khiến dịch âm thầm tái phát về sau.
Khi đã xác định được nhóm heo âm tính, trại cần tổ chức lại chuồng nuôi theo mô hình "Cùng vào – cùng ra" (AI/AO):
Heo hậu bị mới nhập cần có giấy chứng nhận âm tính với AD
Nuôi cách ly ít nhất 6 tuần trước khi nhập đàn nái sinh sản
Sau mỗi lứa, trống chuồng và vệ sinh sát trùng kỹ toàn bộ ô chuồng trước khi nhận lứa mới
Không tái sử dụng dụng cụ, máng ăn, núm uống giữa các khu chuồng nếu chưa sát trùng
Việc chia nhóm theo độ tuổi và sức khỏe sẽ giúp cắt đứt chuỗi lây truyền trong trại.
Đây là bước quan trọng để phát hiện sớm và giám sát hiệu quả của chương trình phòng bệnh.
Các đối tượng cần lấy mẫu kiểm tra:
Toàn bộ heo nọc trong trại
Tối thiểu 10 nái mỗi đàn
Heo con – heo thịt: lấy mẫu tại các mốc 5, 12 và 20 tuần tuổi (ít nhất 10 mẫu mỗi lứa)
Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá chính xác tỷ lệ lây lan, từ đó điều chỉnh vắc-xin hoặc quyết định loại thải.
AD gây suy giảm miễn dịch, làm heo dễ nhiễm thêm vi khuẩn khác. Bà con cần:
Sử dụng kháng sinh hỗ trợ nếu thấy dấu hiệu viêm phổi hoặc nhiễm trùng nặng
Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, nền chuồng
Dụng cụ chăn nuôi cần sát trùng định kỳ, đặc biệt khi di chuyển giữa các khu chuồng
Hạn chế người ra vào khu vực trại, kiểm soát phương tiện và quần áo của công nhân cũng là yếu tố then chốt để tránh lây chéo.
Vắc-xin AD cần được tiêm đúng đối tượng, đúng thời điểm và nhắc lại định kỳ. Ngoài hiệu quả phòng bệnh, tiêm vắc-xin đúng cách cũng giúp giảm tỷ lệ heo mang trùng, góp phần vào mục tiêu loại trừ AD ra khỏi trại.
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào lịch tiêm vắc-xin phòng AD phù hợp cho từng đối tượng: nái, nọc, heo con và thịt, giúp tạo miễn dịch bền vững và kiểm soát dịch hiệu quả trong dài hạn.